CẤP LẠI GIẤY CHỨNG SINH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP BỊ NHẦM LẪN KHI GHI CHÉP GIẤY CHỨNG SINH

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và quyết định Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh khi có đơn yêu cầu. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Hộ tịch năm 2014Nghị định 123/2015/NĐ-CPThông tư 17/2012/TT-BYT. 

1. Giấy chứng sinh

Từ khi một em bé được sinh ra, giấy chứng sinh là giấy tờ đầu tiên xác thực rằng có sự kiện sinh ra của em bé đó. Trong giấy này chứa đầy đủ các thông tin sau đây:

– Thông tin về người mẹ: Họ và tên, độ tuổi, nơi đăng ký thường trú, số CMND, tân tộc,…

– Thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm sinh.

– Bên cạnh đó, trong giấy này còn nêu rõ các đặc điểm của con như giới tính, cân nặng, tình trạng sức khỏe hiện tại, tên dự định đặt và người trực tiếp đỡ đẻ.

Khoản 1 điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh, những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định;

– Giấy chứng sinh;

Lưu ý:

Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập;

– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật;

– Theo quy định này, rõ ràng giấy chứng sinh là một căn cứ quan trọng để tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

2.1. Khái niệm

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con (khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

2.2. Điều kiện (Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

– Vợ chồng đang không có con chung;

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Lưu ý:

– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

3. Cấp lại Giấy chứng sinh

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT:

– Trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.

– Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn: đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu); đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.

Lưu ý:

– Việc ghi Giấy chứng sinh được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT.

4. Thẩm quyền cấp lại Giấy chứng sinh

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT:

– Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;

– Nhà hộ sinh;

– Trạm y tế cấp xã;

– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014Nghị định 123/2015/NĐ-CPThông tư 17/2012/TT-BYT

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh

Liên quan