PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN SƠ CẤP CỨU

Để trang bị cho các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng có kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu chữ thập đỏ, áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp cần phải sơ cứu kịp thời cho nạn nhân, vậy nên cần phải các cơ quan, tổ chức cần phải tổ chức, thực hiện chương trình huấn luyện sơ cấp cứu cho cán bộ, công nhân viên chức, … Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cho biết về những điều cơ bản trong việc thực hiện chương trình huấn luyện sơ cấp cứu. Vấn đề Phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu được quy định trong các văn bản pháp luật sau: Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008Nghị định 03/2011/NĐ-CPThông tư 17/2014/TT-BYT

1. Các khái niệm cơ bản

Hoạt động chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa (Điều 2 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008).

Sơ cấp cứu chữ thập đỏ là hoạt động sơ cấp cứu ban đầu đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và các tai nạn, thảm họa khác do Hội chữ thập đỏ tổ chức thực hiện (khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2014/TT-BYT).

Tập huấn viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ (sau đây viết tắt là tập huấn viên) là người truyền đạt kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu; giám sát, đánh giá kết quả huấn luyện cho hướng dẫn viên, tình nguyện viên sơ cấp cứu và người dân trong cộng đồng, đã được cấp giấy chứng nhận tập huấn viên theo quy định tại Thông tư này (khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2014/TT-BYT).

Hướng dẫn viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ (sau đây viết tắt là hướng dẫn viên) là người hỗ trợ tập huấn viên trong huấn luyện cho tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ và người dân trong cộng đồng, đã được cấp giấy chứng nhận hướng dẫn viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo quy định tại Thông tư này (khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2014/TT-BYT).

Tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ (sau đây viết tắt là tình nguyện viên) là người tự nguyện tham gia hoạt động chữ thập đỏ, được tập huấn kiến thức, kỹ năng về sơ cấp cứu (khoản 4 Điều 2 Thông tư 17/2014/TT-BYT).

2. Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe

Theo như Điều 8 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008Hoạt động chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu là hoạt động sơ cấp cứu đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:

  • Tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ, kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế và báo tin cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi nạn nhân làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nạn nhân cư trú.
  • Tổ chức lực lượng, tiến hành đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện viên có kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu;
  • Tổ chức điểm, trạm sơ cấp cứu ở những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn, cung cấp dụng cụ sơ cấp cứu.

3. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ

3.1. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để huấn luyện kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu cho cán bộ, nhân dân tại cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân khác khi có yêu cầu. (Khoản 1 điều 13 Nghị định 03/2011/NĐ-CP)

3.2. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ tự cân đối thu chi để đảm bảo kinh phí hoạt động; tổ chức và hoạt động theo quy chế do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành (Khoản 2 điều 13 Nghị định 03/2011/NĐ-CP). Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ bao gồm:

  • Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;
  • Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
  • Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;
  • Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

Lưu ý: 

– Bộ Y tế quy định nội dung huấn luyện sơ cấp cứu, khung chương trình huấn luyện sơ cấp cứu và việc cấp giấy chứng nhận cho học viên sau khi huấn luyện (khoản 3 điều 13 Nghị định 03/2011/NĐ-CP)

– Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc huấn luyện sơ cấp cứu trong các trường học cho đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để tổ chức thực hiện (khoản 4 điều 13 Nghị định 03/2011/NĐ-CP).

4. Thời hạn và thẩm quyền phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu

4.1. Thời hạn (khoản 2 Điều 9 Thông tư 17/2014/TT-BYT)

Nộp hồ sơ à (20 ngày) Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế thẩm định hồ sơ – lập biên bản và báo cáo Bộ trường Bộ Y tế:

– Hồ sơ chưa hợp lệ thì trả về, hoàn thiện hồ sơ

– Hồ sơ hợp lệ (10 ngày – sau ngày có biên bản thẩm định) ra quyết định phê duyệt chương trình hoặc không đủ điều kiện phê duyệt thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

4.2. Thẩm quyền phê duyệt

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế thẩm quyền thẩm định hồ sơ và gửi đến Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu. (khoản c Điều 9 Thông tư 17/2014/TT-BYT)

5. Khung chương trình, nội dung huấn luyện sơ cấp cứu của cơ sở huấn luyện chữ thập đỏ

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 17/2014/TT-BYT quy định về khung chương trình huấn luyện sơ cấp cứu như sau:

5.1.  Huấn luyện sơ cấp cứu cho người dân tại cộng đồng và tình nguyện viên cấp I:

  • Nội dung huấn luyện: 10 kỹ thuật sơ cấp cứu quy định tại Bảng 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Thời gian huấn luyện: 24 tiết;
  • Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 30 người;
  • Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
  • Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp huyện trở lên.

5.2. Huấn luyện sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cấp II sau khi đã tham gia huấn luyện tình nguyện viên cấp I:

  • Nội dung huấn luyện: 14 kỹ thuật sơ cấp cứu quy định tại Bảng 2 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Thời gian huấn luyện: 40 tiết;
  • Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 30 người;
  • Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
  • Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp huyện trở lên.

5.3.  Huấn luyện sơ cấp cứu cho hướng dẫn viên sau khi đã tham gia chương trình huấn luyện tình nguyện viên cấp II:

  • Nội dung huấn luyện: nâng cao về kỹ thuật sơ cấp cứu trong phạm vi chuyên môn theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này và phương pháp sư phạm, kỹ năng huấn luyện;
  • Thời gian huấn luyện: 40 tiết;
  • Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 20 người;
  • Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
  • Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh trở lên.

5.4.  Huấn luyện sơ cấp cứu cho tập huấn viên:

  • Nội dung huấn luyện: các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; phương pháp sư phạm, kỹ năng huấn luyện; phương pháp và kỹ năng giám sát, đánh giá và quản lý học viên sau huấn luyện;
  • Thời gian huấn luyện: 168 tiết;
  • Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 15 người;
  • Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên và 01 hướng dẫn viên cho 01 lớp huấn luyện;
  • Đơn vị tổ chức: do Hội Chữ thập đỏ cấp Trung ương tổ chức.

Kết luận: Vấn đề Phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu được quy định trong các văn bản pháp luật sau: Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008Nghị định 03/2011/NĐ-CPThông tư 17/2014/TT-BYT

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu

Liên quan